GIẢO CỎ LAM


180.000vnđ

THẢO DƯỢC TẤN PHÁT SỨC KHỎE CHO MỌI NGƯỜI
CÔNG TY TNHH TM&DV TẤN PHÁT

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC GIAO NHẬN HÀNG
SHIP HÀNG TOÀN QUỐC 
TRỤ SỞ CHÍNHA21, CƯ XÁ LAM SƠN, P17. Q.GÒ VẤP - TPHCM
HẺM 220 NGUYỄN OANH ĐI VÀO 150m
ĐT:  0902.984.792 - 0968.455.525 - FAX 0866.758.279 (Gặp Mr.Thắng)

GIẢO CỔ LAM

Giảo cổ lam (tên khoa học: Gynostemma pentaphyllum) có tác dụng giảm cân, tăng lực, huyết áp, bảo vệ gan, hạ mỡ máu, chống lão hoá, giảm căng thẳng mệt mỏi, giúp tăng lực mạnh, tăng khả năng làm việc, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của khối u, giúp dễ ngủ và ngủ sâu giấc, tăng cường máu lên não, ngăn ngừa chứng lú lẫn ở người già, tăng cường chức năng giải độc của gan.

Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất phơi sấy khô của cây Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum)
Phân bố: Cây mọc ở độ cao 200 – 2.000 m, trong các rừng thưa và ẩm ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia, Triều Tiên và một số nước châu Á khác. Ở Việt Nam đã được trồng ở Sa Pa và Hòa Bình.
Tác dụng lâm sàng (thử trên người):
  • Tác dụng giảm cân: Sau hai tháng dùng GCL chỉ số BMI giảm từ 25,04 xuống còn 23,12 với P<0,01. Như vậy tác dụng giảm cân của GCL là tương đối mạnh, tuy nhiên GCL chỉ làm giảm luợng mỡ dư thừa tích tụ ở vùng bụng, đùi và nội tạng do tăng cường chuyển hoá mỡ nhưng lại làm tăng trọng lượng cơ bắp nên chỉ giảm cân tốt ở những người béo.
  • Tác dụng tăng lực: GCL làm tăng lực co cơ tới 11,112kg, cao hơn hẳn Quercetin (1,8) và Phylamin (1,7). Tác dụng này phù hợp với mục đích dùng GCL cho các vận động viên thi đấu để nâng cao thành tích ở Nhật Bản và Trung Quốc (còn được gọi là doping thiên nhiên)
  • Tác dụng trên huyết áp: sau hai tháng điều trị bằng GCL, huyết áp trung bình của các bệnh nhân giảm từ 113, 765 xuống còn 97, 868.
  • Tác dụng giảm mỡ máu: Giảo cổ lam làm hạ mỡ trong máu tới 20%, đặc biệt làm giảm LDL (Cholesterol xấu) 22%
  • Tác dụng bảo vệ gan: 100 bệnh nhân bị viêm gan B dùng GCL trong hai tháng đã cải thiện rõ rệt tình trạng bệnh
  • Các triệu chứng cơ năng khác: Đau đầu, thiếu máu não, đau tức ngực, choáng ngất, mệt mỏi đều đu¬ợc cải thiện rất tốt. Về ăn, ngủ, đại tiểu tiện đều có cải thiện tốt lên (bệnh nhân dễ ngủ hơn, ngủ sâu giấc, ăn ngon miệng, hạn chế số lần đi tiểu trong đêm, hết táo bón).
  • Công dụng:
  • Làm hạ mỡ máu, nhất là giảm cholesterol toàn phần, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, chống huyết khối và bình ổn huyết áp, phòng ngừa các biến chứng tim mạch, não.
  • Chống lão hoá, giảm căng thẳng mệt mỏi, giúp tăng lực mạnh, tăng khả năng làm việc.
  • Tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của khối u.
  • Giúp dễ ngủ và ngủ sâu giấc, tăng cường máu lên não, ngăn ngừa chứng lú lẫn ở người già.
  • Tăng cường chức năng giải độc của gan.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 4-10g dạng thuốc sắc hoặc hãm với nước uống thay chè.
Ghi chú:
        Người ta còn dùng cây Cổ yếm lá bóng (Gynostemma laxum Wall.) với cùng công dụng.
       Giảo cổ lam cũng hay bị nhầm lẫn với cây Dây quai bị – Tetrastigma strumarium Gagnep., thuộc họ Nho – Vitaceae
Nguồn tin: nguyentampharma.com.vn
Theo dantri.com.vn

PHÉP MẦU GIẢO CỔ LAM

KỂ TỪ KHI XUẤT HIỆN TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM, NHIỀU CÂU HỎI BÁN TÍN BÁN NGHI ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT RA: GIẢO CỔ LAM CÓ CHỮA ĐƯỢC BÁCH BỆNH NHƯ QUẢNG CÁO TRÊN HỘP TRÀ? CÔNG DỤNG CỦA NÓ SẼ ĐƯỢC PHÁT HUY BAO NHIÊU LÂU SAU KHI UỐNG?...

Để trả lời các câu hỏi trên, Trí Tri đã có cuộc trò chuyện với Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Thanh Kỳ, nguyên trưởng bộ môn Dược liệu trường ĐH Dược Hà Nội, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu cấp nhà nước về dược liệu Giảo cổ lam (GCL).
Giảo cổ lam Việt Nam - Cùng họ với Giảo cổ lam Trung Quốc, Nhật Bản
Thưa GS, nguồn gốc nghiên cứu GCL có phải xuất phát từ Trung Quốc và Nhật Bản?
Đúng như vậy. GCL là một dược liệu rất quý hiếm và mới chỉ phát hiện thấy tại Nhật Bản, Trung Quốc và Thái Lan. Cây này được nghiên cứu đầu tiên tại Nhật Bản với tên gọi Phúc âm thảo còn ở Trung Quốc gọi tên là Jaogulan.
Trong một lần đi công tác ở Trung Quốc, chúng tôi tình cờ được biết đến sản phẩm của thảo dược quý này và ngay sau khi về VN, nhóm nghiên cứu đã quyết tâm đi tìm.
Vậy nơi đầu tiên GS phát hiện ra cây GCL?
Nơi đầu tiên mà chúng tôi tìm thấy cây GCL là trên rừng nguyên thủy núi Phanxipăng thuộc tỉnh Lào Cai, ở độ cao 2.000m.
Sau khi phát hiện ra GCL thì quá trình nghiên cứu dược liệu này diễn ra như thế nào, thưa GS?
Chúng tôi phải theo dõi để chờ cây ra hoa và đơm trái chứ không phải là xác định được ngay.
Chỉ khi cây có hoa, có quả thì mới xác định được tên khoa học của nó, lúc này thì mới có cơ sở để đối chiếu với các tài liệu của Trung Quốc xem nó có phù hợp hay không. Thời gian để làm được điều này mất cả năm trời.
Sau khi thực hiện được những bước trên thì mới bắt tay vào nghiên cứu sâu.
Việc đầu tiên trong quá trình nghiên cứu là xem cây GCL có thể sống được ở những vùng sinh thái nào để đi tìm tiếp. Kết quả nghiên cứu cho thấy cây GCL thường xuất hiện ở những vùng có khí hậu mát.
Qua quá trình tìm kiếm, chúng tôi tiếp tục phát hiện ra ở Hoà Bình, Cao Bằng cũng tồn tại loại cây này.
Nghiên cứu tiếp theo là về thành phần hóa học của dược liệu. Việc nghiên cứu này nhằm mục đích đối chiếu với các thành phần hóa học của các nước công bố coi nó có tương ứng hay không.
Cuối cùng mới nghiên cứu độc tính cấp xem nó có độc hay không, nghiên cứu độc tính bán trường diễn coi có ảnh hưởng đến tính năng của máu, chức năng của gan hay không
alt
Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Thanh Kỳ 
Thưa GS, vậy thành phần hóa học chủ yếu của cây GCL là gì
GCL có hai thành phần chủ yếu là Saponin và Flavonoid. Saponin ở đây có cấu trúc triterpen kiểu dammaran, trong đó có nhiều loại giống với Nhân sâm và Tam thất. Flavonoid có tác dụng sinh học cao và chống lão hóa mạnh. Ngoài ra còn chứa nhiều acid amin tan trong nước, nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng như Zn, Fe, Se.
Vậy cây GCL có thành phần gây độc?
Qua kết quả nghiên cứu thì xác định cây không có độc tính.
Tốt hơn Trung Quốc!
Những tác dụng đã được khẳng định của GCL là gì, thưa GS?
Kết quả nhiên cứu cho thấy, hiện nay thành phần GCL ở VN tốt hơn ở Trung Quốc vì chúng ta vẫn đang khai thác ở dạng tự nhiên.
Qua thực nghiệm thì có một số tác dụng của GCL thể hiện rất rõ đó là:
- Làm hạ mỡ máu, nhất là giảm cholesterol toàn phần, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, chống huyết khối và bình ổn huyết áp, phòng ngừa các biến chứng tim mạch, não. Chống lão hóa, giảm căng thẳng mệt mỏi, giúp tăng lực mạnh, tăng khả năng làm việc.
- Tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của khối u.
- Tác dụng chống ôxy hóa, stress…
- Rất tốt cho tế bào gan, tăng cường chức năng giải độc gan; điều chỉnh rối loạn chuyển hóa mỡ nên làm giảm béo tốt, nhất là béo bụng, béo đùi.

NHÂN VIÊN GIAO HÀNG TẬN NƠI TRONG NỘI TPHCM- HÀ NỘI


ĐỊA CHỈ: A21 CƯ XÁ LAM SƠN, P17, Q. GÒ VẤP TPHCM.


Trên thực tế sử dụng GCL ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc sau khoảng vài tháng, người dùng sẽ thấy được những công dụng sau:
-        3 giúp: giúp ngủ ngon, giúp mạnh khỏe, giúp tiêu hóa.
-        3 chống: chống viêm nhiễm (nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể), chống ung thư, chống lão hóa.
-        3 giảm: giảm mệt, giảm béo, giảm căng thẳng.
-        6 tốt: ăn cơm ngon, nhuận tràng, ngủ được, tăng khả năng làm việc, giúp cơ thể trẻ lâu, mau lại sức.
Trong khi đó, GCL ở ViệtNam được các nhà khoa học nhận định là tốt hơn GCL của Trung Quốc và Nhật Bản.
Ngay cả khi nó chưa được chế biến thành chè hay thuốc thì theo kinh nghiệm dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số Việt Namở nơi có dược liệu này: Cây GCL có khả năng thanh nhiệt mạnh. Các trường hợp sốt cao, cảm nắng, người nóng bức, người bị ngộ độc rượu dùng rất tốt.
Hiện, có nhiều cây rất giống GCL nhưng thuộc họ Vitaceae nên không có tác dụng, thậm chí gây tiêu chảy khi sử dụng.
Tuy nhiên, tại Việt Nam, chỉ có duy nhất cơ sở Tuệ Linh là được phép sản xuất và cung cấp loại chè này ra thị trường và nguồn nhiên liệu thu mua tươi GCL đều được GS Phạm Thanh Kỳ trực tiếp kiểm định trước khi đưa vào sản xuất.
Hiện nay GCL được chế biến như thế nào, thưa GS
Sau khi nghiên cứu thấy công dụng tốt của GCL thì mới tính đến dạng bào chế. Dạng đầu tiên và dễ dàng nhất là dạng chè. Sau đó mới tính đến chuyện chế biến thành thuốc.
Hiện nay thì mới có dạng chè và dạng viên do cơ sở Tuệ Linh sản xuất. Còn dạng thuốc thì chúng tôi còn phải tiếp tục nghiên cứu sau đó sẽ xin phép Cục quản lý dược để đưa vào sản xuất. Dự kiến trong năm 2008 sẽ sản xuất GCL dạng thuốc.
Vậy GCL mà cơ sở Tuệ Linh sản xuất dưới dạng chè và dạng viên có có được gọi là “thuốc” không thưa GS?
Chúng ta cần phải quan niệm như thế này, chè GCL không phải là thuốc. Dạng viên hiện nay cũng có tác dụng như chè mà thôi, đây chỉ là cách chế biến để người dùng dễ sử dụng vì không phải ai cũng thích uống chè.
Công dụng của dạng này là khi uống vào sẽ có tác dụng hỗ trợ giúp cho ổn định trong quá trình điều trị bệnh bằng thuốc tây y, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch nâng cao sức khỏe.
Ví dụ như: Một người bị cao huyết áp, khi dùng thuốc tây sẽ giảm xuống thì chè GCL có tác dụng giúp cho ổn định còn thuốc huyết áp kia vẫn phải uống.
Giảo cổ lam - loài cây đỏng đảnh
Hiện nay rất nhiều người sử dụng chè GCL hàng ngày. Vậy nếu dùng liên tục thì có ảnh hưởng gì không thưa GS?
Như tôi nói ở trên là cây GCL không có thành phần độc tính nên dùng bao nhiêu cũng không sao.
Nó có thể dùng thường xuyên liên tục trong ngày. Nhưng khi sử dụng đến dạng viên hay dạng thuốc thì cần phải sử dụng theo chỉ định.
Ở đây người dùng cũng cần lưu ý một số điểm khi dùng dạng chè hay dạng viên của Giảo Cổ Lam:
- Nên uống GCL vào buổi sáng hoặc đầu giờ chiều, không uống lúc tối hoặc trước khi đi ngủ vì sẽ làm tỉnh táo, khó ngủ giống như uống nhân sâm.
- Người hay bị đường huyết, huyết áp quá thấp phải uống lúc ăn no hoặc thêm một vài lát gừng tươi.
- GCL làm tăng chuyển hóa cơ thể, do vậy khi uống xong có cảm giác nóng người, có khả năng sẽ tăng huyết áp nhẹ, khát nước, khô miệng vì vậy cần phải uống thêm nước lọc để cơ thể điều chỉnh về trạng thái ổn định…
GCL rõ ràng là một loại “thần dược” nhưng lại không quá hiếm vì như GS có kể là nó xuất hiện ở nhiều vùng núi phía Bắc như Lào Cai, Hòa Bình, Cao Bằng…Vậy, chúng ta đã có một nguồn nguyên liệu rất dồi dào?
Thực ra, tuy xuất hiện ở nhiều tỉnh vùng núi phía Bắc nhưng GCL lại khó ươm trồng. Hiện tại thì chỉ có Hòa Bình mới đáp ứng được điều kiện phát triển của cây và cho kết quả thành phần hóa học tương đối ổn định. Chúng tôi đã mang cây GCL đem trồng thử nghiệm ở một số tỉnh có khí hậu mát ở khu vực miền Bắc để duy trì nguồn thảo dược này nhưng thấy cây phát triển chậm, bên cạnh đó thành phần hóa học lại không ổn định.
Xin hỏi GS một câu hơi riêng tư một chút, điều GS trăn trở nhất trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học của mình là gì?
(Cười). Đối với tôi thì có nhiều điều để trăn trở nhưng có lẽ điều tôi quan tâm nhất hiện nay là cần phải sớm phát hiện và duy trì sự tồn tại của các nguồn dược liệu quý mà thiên nhiên đã ban tặng cho Việt Nam.
Tôi có đi công tác một số nơi ở vùng biên giới thường và hay quan tâm đến những cây mà người dân địa phương bán cho Trung Quốc. Trung Quốc đã thu mua thì chắc chắn họ đang làm một cái gì đó. Do vậy tôi thường hỏi và xin mẫu đem về nghiên cứu để từ đó chế biến phục vụ cho nhân dân mình. Nếu không phát hiện sớm thì chắc chắn người dân sẽ khai thác, bán hết và chúng ta đã vô tình đánh mất nguồn dược liệu quý.
Một điều tôi cũng băn khoăn, là hiện nay người dân chưa có ý thức bảo vệ các loại cây thuốc. Họ chỉ biết tìm kiếm rồi đem bán để lấy tiền chứ không nghĩ đến chuyện duy trì sự tồn tại của nguồn thảo dược.

chi tiết xem tại website: www.thaoduocquyhcm.com
 --------------------------------------------------
Chi Nhánh 1: 
Thảo Dược Tấn Phátalt 0902.984.792
 - ĐTB: 0866.758.279
Vietell: 0968.455.525 ( gặp M.Thắng)
Địa Chỉ: A21 cư xá lam sơn,( hẻm 220 nguyễn oanh đi vào 300 mét)P17, Gò Vấp TP.HCM
song song với đường an nhơn 
xem bản đồ chi tiết tại đây
----------------------------------------------------------
 Chi Nhánh 3
 Gọi Ngay Cao Nga Để được tư vấn số điện thoại 
 01667.072.230 ( Cao Nga)
 27/29 Đường Số 6,Khu Phố 2, P.Hiệp Bình Chánh, Q. Thủ Đức,Tp.HCM (Gần Chợ Bà Triệu)
-----------------------------------------------------------
chi nhánh 5: 
224/63 đường số 8. khu phố 16,bình hương hòa, Bình Tân,Tp.HCM 0987.436.766 ( gặp A. Tùng)
--------------------------------------------------
Tại HN : 0436.330.792-0912.278.554- 0962.338.344 ( C. THU)
Đ/C: 364 nhà số 8,phố minh khai,P.vĩnh tuy,Q Hai Bà Trưng,Hà Nội
 ------------------------------------------------------



Sản Phẩm Khác :

Đăng nhận xét

 
Liên hệ: Công Ty TNHH TM-DV TẤN PHÁT™
▪ Đ/C: 22/21 Đường Số 21 - P18 - Gò Vấp TP.HCM (Gần Công TY May Phương Đông)
▪ Mr. Vũ Văn Thắng | Hotline: 0902.984.792 - 0968.455.525 ĐTB: 0866.758.279
▪ Email: Tanphathcm@gmail.com

Thiết kế bởi Tấn Phát Gò Vấp
Copyright © 2015. CÔNG TY TRÀ THẢO DƯỢC TẤN PHÁT - All Rights Reserved